Mẫu đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản mới nhất

0
3297

Hiện nay, việc lợi dụng quan hệ quen biết để vay tiền, mượn tiền, mua bán đất đai, mượn tài sản rồi bỏ trốn đã trở nên phổ biến. Vì vậy, hiểu được sự khó khăn khi không đòi được đòi tài sản của mình. Chúng tôi hướng dẫn và cung cấp Mẫu đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản mới nhất để Quý khách hàng tham khảo.

Mau don to cao lua dao chiem doat tai san moi nhat
        Ảnh minh họa: Mẫu đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản mới nhất

I. Mẫu đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản mới nhất

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

ĐƠN TỐ CÁO

Kính gửi:  Công an phường ………………………………………………..

  1. Người tố cáo:

Ông ………………, sinh ngày…………..

Hộ khẩu thường trú:…………………………………

Điện thoại: ………………………………………………………………………

  1. Người bị tố cáo:

Ông ………………, sinh ngày…………..

Hộ khẩu thường trú:…………………………………

Điện thoại: ………………………………………………………………………

NỘI DUNG TỐ CÁO

Tôi và ông ……….……. có quen biết nhau. Cùng nhau buôn bán hành lá. Do vợ chồng ông ………. khó khăn, khi mua hàng của tôi thì tôi cho ông …….. nợ nhiều lần với số tiền tổng cộng là 1.034.000.000 đồng (Một tỷ không trăm ba mươi bốn triệu đồng). Tôi đã nhiều lần đi đòi nợ nhưng ông …….. không chịu trả. Sau đó ông ……….. đã viết giấy vay nợ thành 2 đợt:

Đợt 1:  Vào ngày 09/12/2014 ông ………… vay tôi với số tiền là 720.00.000 đồng (Bảy trăm hai mươi triệu đồng).

Số tiền này ông ………….. hứa sẽ trả dần qua các đợt như sau:

Ngày 09/12/2014 đến ngày 30/12/2014 sẽ trả số tiền 120.000.000 đồng (một trăm hai mươi triệu đồng).

Số tiền còn lại sẽ trả hàng tháng vào ngày 20 tây với số tiền là 40.000.000 đồng (Bốn mươi triệu đồng) cho đến khi hết nợ.

Đợt 2: Vào ngày 05/09/2015 ông ……………….. lại tiếp tục viết giấy vay nợ với tôi số tiền là 50.000.000 đồng (Năm mươi triệu đồng) cam kết trong thời hạn 10 tháng kể từ ngày vay nợ ………………….. sẽ trả cho tôi.

Đợt 3: ……………………………………………………………………………………….

Tuy nhiên, ông ………………….. khất nợ nhiều lần và không trả cho tôi một nghàn nào. Mặc dù tôi đã nhiều lần tới đòi nhưng nhưng ………… nhất quyết không trả. ………………………………………………………………………………..

Từ những sự việc nêu trên, tôi có thể khẳng định ……………. đã dùng thủ đoạn gian dối tạo ra sự tin tưởng cho tôi để chiếm đoạt toàn bộ tài sản của tôi.

Vì vậy, để đảm bảo để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của tôi, Tôi viết đơn này đề nghị Công an ……………………………………………………………………………………

Những lời trình bày của tôi là hoàn toàn đúng sự thật, tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về những điều tôi nêu trên.

Kính mong sự giúp đỡ của Qúy cơ quan.

Tôi xin chân thành cảm ơn!                                          

                                                      …………., ngày …….tháng ………  năm …

                                                                      Người viết đơn tố cáo

II. Quy định về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 như sau:

“1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

g) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;

c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;

c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản”.

Nếu cá nhân và tổ chức nào có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Quý khách cứ mạnh dạn viết đơn để tố cáo họ theo quy định của Bộ Luật  hình sự để được xử lý.

Tất cả những thông tin trên không được áp dụng trong trường hợp cụ thể, chủ yếu để tham khảo. Nếu bạn đang thắc mắc và cần hướng dẫn Mẫu đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản mới nhất và các quy định về đơn tố cáo, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi theo tổng đài: 0902.750.335 hoặc Zalo: 01692669220 để được giải đáp và hỗ trợ.